Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Dạng True False Not Given và Dạng Yes No Not Given (Số thứ tự 7/7)


IELTS Reading Strategies – Dạng True False Not Given và Dạng Yes No Not Given (Số thứ tự 7/7)

Có 2 dạng câu hỏi cho kiểu bài này. Trong mỗi dạng, bạn cần phải xác định mối quan hệ giữa thông tin trong bài và thông tin trong câu hỏi.
  • True/False/Not given: nhận định thông tin có sẵn (facts) trong bài đọc
  • Yes/No/Not given: nhận định về quan điểm (opinion) của tác giả
Để hoàn thành tốt dạng này, bạn cần phải diễn giải được bài đọc và câu hỏi. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ và cố gắng hiểu rõ ý tứ của tác giả.
Trình tự làm bài chung
  • Đọc bài một lượt. Hãy đảm bảo rằng mắt bạn có thể lướt qua mọi từ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc xác định vị trí thông tin.
  • Đọc một lượt toàn bộ câu hỏi phần T/F/NG để xác định khoảng cần tìm kiếm thông tin
  • Đọc kỹ câu hỏi, phân tích những thông tin có trong câu hỏi rồi đối chiếu với bài đọc. Trong đề thi IELTS, có 1 qui tắc gọi là “Cambodian dancing” (múa Miên), tức là kết cấu ăn khớp giữa câu trả lời trong các đọan text và dạng câu hỏi True/False/Not given. Chẳng hạn đề có 3 paragraph và 5 câu hỏi dạng này. Đáp án cho câu hỏi đầu tiên sẽ nằm ở paragraph 1 hoặc 2, cho câu thứ 2 sẽ ở pragraph 2 hoặc 3,… Tuy nhiên, đến câu hỏi thứ 3, có thể đáp án lại vòng trở lại trong paragraph 1. Đây là cách để bạn đóan xem nên tìm câu trả lời ở paragraph nào.
  • Lướt lại bài đọc, xác định đoạn văn và câu văn cần đọc kỹ. Đánh dấu vào đó nếu cần
  • Đọc lại câu hỏi để trả lời, đồng thời áp dụng các chiến thuật trên
  • Gạch chân các cụm từ trong bài đọc mà bạn dùng để trả lời câu hỏi, nó sẽ giúp bạn tập trung vào câu hỏi và sửa sai khi bạn kiểm tra lại.

1. CÁCH LÀM BÀI TRUE/FALSE/NOT GIVEN

Chia câu thành các phần S, V, O theo đó:

Câu trong Statement với các thành phần:   A…………B…………C
Câu trong reading passage statement    :    D            E            F
+ Nếu A=D và B=E và C=F thì correct answer là True.
+ Nếu A=D và B#E và C=F thì correct answer là False nhé (1 trong 3 thành phần khác nhau thì False).
+ Nếu A=D và B=E và F mà không có đủ thông tin hoặc không có thông tin liên quan đến Statement thì lựa chọn Not Given.
2. CÁCH LÀM BÀI YES/NO/NOT GIVEN

Y/N/NG là câu hỏi về viewpoint, tức là câu hỏi nhấn mạnh ở việc so sánh giữa các câu hỏi và quan điểm của tác giả. Nếu như câu hỏi đưa ra đồng ý với quan điểm trong bài viết của tác giả thì đáp án sẽ là YES. Ngược lại, câu hỏi đưa ra trái ngược với quan điểm của tác giả thì đáp án sẽ là NO. Và cuối cùng là khi ta không tìm thấy quan điểm của tác giả về vấn đề được nêu trong câu hỏi thì đáp án sẽ là NOT GIVEN.

Thông thường, trong các câu hỏi về viewpoint sẽ có chứa các keywords chỉ viewpoint và đây chính là các keywords trọng điểm để ta quyết định đáp án là Yes, No hay Not Given. Các key words đó là Adj (good/ bad/ effective……); dạng thức so sánh của adj (better/ more suitable…../ best….) – ; các auxiliary verbs (can/could/ should/ may/ might……); các từ như likely to; tend to; be able to……….

Chúng ta cùng ngâm cứu phương pháp làm bài qua ví dụ sau:

1. Đối với dạng bài TRUE FALSE NOT GIVEN
Passage
Adults and children are frequently confronted with statements about the alarming rate of loss of tropical rainforests. For example, one graphic illustration to which children might readily relate is the estimate that rainforests are being destroyed at a rate equivalent to one thousand football fields every forty minutes – about the duration of a normal classroom period. In the face of the frequent and often vivid media coverage, it is likely that children will have formed ideas about rainforests – what and where they are, why they are important, what endanger them – independent of any formal tuition. It is also possible that some of these ideas will be mistaken.
Many studies have shown that children harbour misconceptions about ‘pure’, curriculum science. These misconceptions do not remain isolated but become incorporated into a multifaceted, but organized, conceptual framework, making it and the component ideas, some of which are erroneous, more robust but also accessible to modification. These ideas may be developed by children absorbing ideas through the popular media. Sometimes this information may be erroneous. It seems schools may not be providing an opportunity for children to re-express their ideas and so have them tested and refined by teachers and their peers.
Despite the extensive coverage in the popular media of the destruction of rainforests, little formal information is available about children’s ideas in this area. The aim of the present study is to start to provide such information, to help teachers design their educational strategies to build upon correct ideas and to displace misconceptions and to plan programmes in environmental studies in their schools.
The study surveys children’s scientific knowledge and attitudes to rainforests. Secondary school children were asked to complete a questionnaire containing five open-form questions. The most frequent responses to the first question were descriptions which are self-evident from the term ‘rainforests’. Some children described them as damp, wet or hot. The second question concerned the geographical location of rainforests. The commonest responses were continents or countries: Africa (given by 43% of children), South America(30%), Brazil (25%). Some children also gave more general locations, such as being near the Equator.
Responses to question three concerned the importance of rainforests. The dominant idea, raised by 64% of the pupils, was that rainforests provide animals with habitats. Fewer students responded that rainforests provide plant habitats, and even fewer mentioned the indigenous populations of rainforests. More girls (70%) than boys(60%) raised the idea of rainforests as animal habitats.
Similarly, but at a lower level, more girls (13%) than boys(5%) said that rainforests provided human habitats. These observations are generally consistent with our previous studies of pupils’ views about the use and conservation of rainforests, in which girls were shown to be more sympathetic to animals and expressed views which seem to place an intrinsic value on non-human animal life.
The forth question concerned the cause of the destruction of rainforests. Perhaps encouragingly, more than half of the pupils (59%) identified that it is human activities which are destroying rainforests, some personalizing the responsibility by the use of terms such as ‘we are’. About 18% of the pupils referred specifically to logging activity.
One misconception, expressed by some 10% of the pupils, was that acid rain is responsible for rainforest destruction; a similar proportion said that pollution is destroying rainforests. Here, children are confusing rainforest destruction with damage to the forests of Western Europe by these factors. While two fifths of the students provided the information that the rainforests provide oxygen, in some cases this response also embraced the misconception that rainforests destruction would reduce atmospheric oxygen, making the atmosphere incompatible with human life on Earth.
In answer to the final question about the importance of rainforests conservation, the majority of children simply said that we need rainforests to survive. Only a few of the pupils (6%) mentioned that rainforest destruction may contribute to global warming. This is surprising considering the high level of media coverage on this issue. Some children expressed the idea that the conservation of rainforests is not important.
The result of this study suggest that certain ideas predominate in the thinking of children about rainforests.
Questions 1-8
Do the following statements agree with the information given in Reading Passage 1?
In boxes 1-8 on your answer sheet write
TRUE          if the statement agrees with the information
FALSE         if the statement contradicts the information
NOT GIVEN    if there is no information on this
  1. The plight of the rainforests has largely been ignored by the media.
  2. Children only accepted opinions on rainforests that they encounter in their classrooms.
  3. It has been suggested that children hold mistaken views about the ‘pure’ sciencethat they study at school.
  4. The fact that children’s ideas about science form part of a larger framework of ideas means that it is easier to change them.
  5. The study involved asking children a number of yes/no questions such as ‘Are there any rainforests in Africa?
  6. Girls are more likely than boys to hold mistaken views about the rainforests’ destruction.
  7. The study reported here follows on from a series of studies that have looked at children’s understanding of rainforests.
  8. A second study has been planned to investigate primary school children’s ideasabout rainforests.
Phân tích
Đầu tiên là dạng bài. Đây là dạng bài TRUE FALSE NOT GIVEN, tức là so sánh về các facts.
Ta đi từng câu.
  1. The plight of the rainforests has largely been ignored by the media.
Sự khốn khó của rừng đầu nguồn đã bị bỏ lơ bởi truyền thông.
Adults and children are frequently confronted with statements about the alarming rate of loss of tropical rainforests. For example, one graphic illustration to which children might readily relate is the estimate that rainforests are being destroyed at a rate equivalent to one thousand football fields every forty minutes – about the duration of a normal classroom period. In the face of the frequent and often vivid media coverage …
Trong đoạn này, ta thấy rằng, hiện cả người lớn và trẻ nhỏ đều thường xuyên đương đầu với những cảnh báo về tỷ lệ đáng lo ngại dừng nhiệt đới đang bị mất đi. Từ khóa alarming rate tương ứng với từ plight. Và những thứ này một phần đến từ sự có mặt, tiếp cận, bao phủ thường xuyên và đa dạng của chính truyền thông.
Như vậy, nếu làm cấu trúc A B C, D E F thì B đã khác E, một trong 3 thành phần khác nhau, đáp án là FALSE.
Như vậy, truyền thông rất quan tâm đến vấn đề sự suy giảm của rừng. Như vậy nói truyền thông phớt lờ sẽ là sai.
  1. Children only accepted opinions on rainforests that they encounter in their classrooms.
Với câu số 2, ta thấy có từ only, nên 99% phương án này là FALSE.
Cũng trong đoạn vừa qua, ta có đoạn viết
Ta sẽ cùng kiểm tra lại trong bài đọc.
In the face of the frequent and often vivid media coverage, it is likely that children will have formed ideas about rainforests – what and where they are, why they are important, what endanger them – independent of any formal tuition.
ta tìm từ khóa, opinions và ideas, tuition và classrooms, đặc biệt là cụm từ independent of any formal tuition. C đã khác F. Nên đáp án là False.
  1. It has been suggested that children hold mistaken views about the ‘pure’ science that they study at school.
Ta tìm được câu sau ở ngay đoạn phía dưới:
“Many studies have shown that children harbour misconceptions about ‘pure’, curriculum science.”
Ta có các cụm children, mistaken view và misconceptions, pure science, study at school và curriculum là tương đồng.
Do vậy, đáp án là TRUE.
  1. The fact that children’s ideas about science form part of a larger framework of ideas means that it is easier to change them.
These misconceptions do not remain isolated but become incorporated into a multifaceted, but organized, conceptual framework, making it and the component ideas, some of which are erroneous, more robust but also accessible to modification.
Khi phân tích, ta thấy đều ý chung của câu này là các khái niệm sai của trẻ nhỏ tích hợp vào trong một khung mà các ý tưởng đó là thành phần thô sơ hơn nhưng cũng dễ tiếp cận để sửa đổi hơn.
Nó tương ứng với câu ý tưởng của trẻ về khoa học tạo thành một phần của khung các ý tưởng đồng nghĩa với việc thay đổi chúng sẽ dễ dàng hơn.
Như vậy, ý của các câu trùng, các cụm tương đồng trùng nhau, nên đáp án là TRUE
  1. The study involved asking children a number of yes/no questions such as ‘Are there any rainforests in Africa?’
The study surveys children’s scientific knowledge and attitudes to rainforests. Secondary school children were asked to complete a questionnaire containing five open-form questions.
Như vậy ta thấy việc hỏi trẻ được nhắc đến ở câu thứ hai.
Secondary school children were asked to complete a questionnaire containing five open-form questions.
Có nghiên cứu, có hỏi trẻ, nhưng câu hỏi không phải là yes/no mà là 5 câu hỏi open-form.
C khác F nên đáp án là False.
  1. Girls are more likely than boys to hold mistaken views about the rainforests’ destruction.
Thông tin có boy and girl được đề cập trong câu sau:
More girls (70%) than boys(60%) raised the idea of rainforests as animal habitats. Similarly, but at a lower level, more girls (13%) than boys(5%) said that rainforests provided human habitats.
Có Girls more likely than boys theo số liệu, tuy nhiên, ở đây chỉ nói là họ đưa ra ý kiến rằng rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, gồm cả người không đề cập đến việc quan điểm sai về sự suy giảm của rừng.
Khi thông tin không liên quan đến statement, ta lựa chọn phương án NOT GIVEN.
  1. The study reported here follows on from a series of studies that have looked at children’s understanding of rainforests.
NGhiên cứu được báo cáo ở đây được dựa theo hàng loạt các nghiên cứ về kiến thức của trẻ nhỏ đối với rừng đầu nguồn.
Tiếp tục soát đoạn sau câu 6, ta gặp được câu: These observations are generally consistent with our previous studies of pupils’ views about the use and conservation of rainforests”
Ta thấy ở trên study reported here tương ứng với observations, follows on tương ứng với consistent with, from a series of studies that have looked at .. tương ứng với cụm previous studies, childrens’ understanding of rainforest tương ứng với cụm pupils’s view about ,,, rainforest.
Vậy, các cụm trùng lắp, đáp án là TRUE.
  1. A second study has been planned to investigate primary school children’s ideas about rainforests.
Với từ khóa second study hoặc the next study, ta không tìm thấy từ khóa trong bài, chỉ có second question và secondary school, do đó, không đủ thông tin để xác nhận nội dung của câu 8, theo đó, đáp án của câu này là NOT GIVEN.
2. Đối với dạng bài YES NO NOT GIVEN
CHANGING OUR UNDERSTANDING OF HEALTH
  1. The concept of health holds different meanings for different people and groups. These meanings of health have also changed over time. This change is no more evident than in Western society today, when notions of health and health promotion are being challenged and expanded in new ways.
  2. For much of recent Western history, health has been viewed in the physical sense oniy. That is, good health has been connected to the smooth mechanical operation of the body, while ill health has been attributed to a breakdown in this machine. Health in this sense has been defined as the absence of disease or illness and is seen in medical terms. According to this view, creating health for people means providing medical care to treat or prevent disease and illness. During this period, there was an emphasis on providing clean water, improved sanitation and housing.
  3. In the late 1940s the World Health Organisation challenged this physically and medically oriented view of health. They stated that ‘health is a complete state of physical, mental and social well-being and is not merely the absence of disease’ (WHO, 1946). Health and the person were seen more holistically (mind/body/spiritf and not just in physical terms.
  4. The 1970s was a time of focusing on the prevention of disease and illness by emphasising the importance of the lifestyle and behaviour of the individual. Specific behaviours which were seen to increase risk of disease, such as smoking, lack of fitness and unhealthy eating habits, were targeted. Creating health meant providing not only medical health care, but health promotion programs and policies which would help people maintain healthy behaviours and lifestyles. While this individualistic healthy lifestyles approach to health worked for some (the wealthy members of society), people experiencing poverty, unemployment, underemployment or little control over the conditions of their daily lives benefited little from this approach. This was largely because both the healthy lifestyles approach and the medical approach to health largely ignored the social and environmental conditions affecting the health of people.
E .During the 1980s and 1990s there has been a growing swing away from seeing lifestyle risks as the root cause of poor health. While lifestyle factors still remain important, health is being viewed also in terms of the social, economic and environmental contexts in which people live. This broad approach to health is called the socio-ecological view of health. The broad socio-ecological view of health was endorsed at the first International Conference of Health Promotion held in 1986, Ottawa, Canada, where people from 38 countries agreed and declared that: The fundamental conditions and resources for health are peace, shelter, education, food, a viable income, a stable eco-system, sustainable resources, social justice and equity. Improvement in health requires a secure foundation in these basic requirements. (WHO, 1986). It is clear from this statement that the creation of health is about much more than encouraging healthy individual behaviours and lifestyles and providing appropriate medical care. Therefore, the creation of health must include addressing issues such as poverty, pollution, urbanisation, natural resource depletion, social alienation and poor working conditions. The social, economic and environmental contexts which contribute to the creation of health do not operate separately or independently of each other. Rather, they are interacting and interdependent, and it is the complex interrelationships between them which determine the conditions that promote health. A broad socio-ecological view of health suggests that the promotion of health must include a strong social, economic and environmental focus.
  1. At the Ottawa Conference in 1986, a charter was developed which outlined new directions for health promotion based on the socio-ecological view of health. This charter, known as the Ottawa Charter for Health Promotion, remains as the backbone of health action today. In exploring the scope of health promotion it states that:
Good health is a major resource for social, economic and personal development and an important dimension of quality of life. Political, economic, social, cultural, environmental, behavioural and biological factors can all favour health or be harmful to it. (WHO, 1986)
The Ottawa Charter brings practical meaning and action to this broad notion of health promotion. It presents fundamental strategies and approaches in achieving health for all. The overall philosophy of health promotion which guides these fundamental strategies and approaches is one of ‘enabling people to increase control over and to improve their health’ (WHO, 1986).

Questions 23-27
Do the following statements agree with the information in Reading Passage? 
Write
YES if the statement agrees with the information
NO if the statement contradicts the information
NOT GIVEN if there is no information on this in the passage

23 Doctors have been instrumental in improving living standards in Western society.
24 The approach to health during the 1970s included the introduction of health awareness programs.
25 The socio-ecological view of health recognises that lifestyle habits and the provision of adequate health care are critical factors governing health.
26 The principles of the Ottawa Charter are considered to be out of date in the 1990s.
27 In recent years a number of additional countries have subscribed to the Ottawa Charter.
Phân tích bài
23 Doctors have been instrumental in improving living standards in Western society.
Bác sỹ là phương tiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong xã hội Phương Tây
Các từ khóa lần lượt là Doctors, been instrumental, improving living standards và Western society.
Ta thấy ngay đoạn đầu của bài viết xuất hiện một số từ khóa nêu trên.
The concept of health holds different meanings for different people and groups. These meanings of health have also changed over time. This change is no more evident than in Western society today, when notions of health and health promotionare being challenged and expanded in new ways.
Xuất hiện một số cặp tương đồng, tuy nhiên ý của hai câu không có liên hệ với nhau, do đó, phương án đúng ở đây là Not Given.

24 The approach to health during the 1970s included the introduction of health awareness programs.
Phương pháp tiếp cận y tế trong suốt những năm 1970 bao gồm cả việc đưa ra các chương trình nâng cao nhận thức về y tế.
Từ khóa đầu tiên cần scan đó là 1970s.
Ta thấy nó nằm ở đoạn D.
  1. The 1970s was a time of focusing on the prevention of disease and illness by emphasising the importance of the lifestyle and behaviour of the individual. Specific behaviours which were seen to increase risk of disease, such as smoking, lack of fitness and unhealthy eating habits, were targeted. Creating health meant providing not only medical health care, but health promotion programs and policies which would help people maintain healthy behaviours and lifestyles.
Chúng ta đã thấy các từ khóa health promotion programs, cấu trúc not only but also tương ứng với việc các chương trình này cũng là một phần của toàn bộ các phương pháp, nó khớp với từ included.
Vậy đáp án là YES.

25 The socio-ecological view of health recognises that lifestyle habits and theprovision of adequate health care are critical factors governing health.
Quan điểm xã hội- sinh thái về sức khỏe ghi nhận rằng thói quen về lối sống và việc cung cấp đầy đủ các chăm sóc y tế chuẩn mực là các nhân tố quan trọng trong việc quản lý y tế sức khỏe.
Từ khóa cần tìm đầu tiên sẽ là socio-ecological view of health. Ta thấy nó nằm ở giữa đoạn E.
This broad approach to health is called the socio-ecological view of health. The broad socio-ecological view of health was endorsed at the first International Conference of Health Promotion held in 1986, Ottawa, Canada, where people from 38 countries agreed and declared that: The fundamental conditions and resources for health are peace, shelter, education, food, a viable income, a stable eco-system, sustainable resources, social justice and equity. Improvement in health requires a secure foundation in these basic requirements. (WHO, 1986).
Mặc dù vậy, các viện dẫn sau đó là từ Tuyên bố Ottawa, đó là các điều kiện và yếu tố cần thiết cho sức khỏe của con người bao gồm hòa bình, ăn ở, giáo dục, thực phẩm, thu nhập, hệ sinh thái ổn định, các nguồn lực được đảm bảo, công bằng và tự chủ chứ không phải là thói quen về lối sống và các chăm sóc y tế. Do đó, đáp án là NO.
Ở đây, nhiều người sẽ hỏi tại sao không phải là Not Given, đơn giản, có đề cập đến vấn đề đảm bảo sức khỏe, chỉ khác ở việc các nhân tố, tiêu chí mà thôi.

26 The principles of the Ottawa Charter are considered to be out of date in the 1990s.
Nguyên tắc của Tuyên bố Ottawa được xem như hết hiệu lực vào những năm 1990s.
“At the Ottawa Conference in 1986, a charter was developed which outlined new directions for health promotion based on the socio-ecological view of health. This charter, known as the Ottawa Charter for Health Promotion, remains as the backbone of health action today”.
Ta thấy ở đây có đề cập đến hiệu lực của Ottawa Charter khi nó vẫn là trụ cột, xương sống của lĩnh vực y tế ngày nay. Vì vậy, không thể nói là nó đã hết hiệu lực từ năm 1990s.
Đáp án ở đây là NO.

27 In recent years a number of additional countries have subscribed to the Ottawa Charter.
Trong những năm gần đây, một số nước đã gia nhập thực hiện theo Tuyên bố Ottawa
Tiếp tục soát xét trong các đoạn tiếp theo (nguyên tắc thứ tự thông tin): ta không thấy thông tin nào được đề cập, mặc dù ở phần trước ta chỉ có thông tin rằng tại hội nghị nâng cao sức khỏe năm 1986, có 38 nước đồng ý chấp thuận theo nguyên tắc của Ottawa.
Như vậy, đáp án của câu 27 là NOT GIVEN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét