IELTS Reading Strategies – Dạng bài Gap Filling (Số thứ tự 3/7)
DẠNG BÀI GAP FILLING
Gap filling có hai dạng bài chính, dạng 1, điền chỗ trống với danh sách từ, cụm từ có sẵn. Và dạng 2, ngược lại, danh sách từ, cụm từ thí sinh phải lựa chọn từ trong bài đọc.
Với mỗi dạng bài, chiến thuật tiếp cận như sau:
Dạng 1. Gap Filling với danh sách từ, cụm từ có sẵn
- Bước 1. Đọc hướng dẫn
- Bước 2. Đọc ví dụ
- Bước 3. Lướt nhanh qua đoạn trống cần điền để có một hiểu biết chung cho đoạn
- Bước 4. Viết ra các từ loại cho từng từ trong danh sách cho sẵn (n, p, v, adj, adv…)
- Bước 5. Đoán nghĩa câu và từ loại cần điền cho chỗ chống đầu tiên.
- Bước 6. Thu hẹp phạm vi các từ loại tương đương có trong danh sách
- Bước 7. Dựa vào từ khóa trong câu cần điền để xác định vị trí câu trong đoạn văn. Đọc đoạn và xác định từ loại phù hợp nhất
- Bước 8. Gạch bỏ đáp án vừa điền trong danh sách từ
- Bước 9. Lặp lại trình tự với các chỗ trống cần điền tiếp theo
- Bước 10. Viết đáp án hoàn chỉnh lên phiếu trả lời
Đặc trưng của dạng bài với danh sách từ có sẵn, là chúng ta không phải chia lại từ mà sử dụng nguyên gốc các từ được cho. Việc chia lại từ nếu cần chỉ áp dụng cho trường hợp từ được chiết suất trong bài đọc, đó là dạng bài số 2.
Dạng 2. Gap Filling với danh sách từ, cụm từ lấy từ đoạn đọc
- Bước 1. Đọc hướng dẫn
- Bước 2. Đọc ví dụ
- Bước 3. Lướt nhanh qua đoạn trống cần điền để có một hiểu biết chung cho đoạn và xác định vị trí câu chứa phần ví dụ nhằm xác định điểm khởi đầu cho vùng điền do đặc điểm tuần tự trong các câu hỏi và câu trả lời của IELTS Reading
- Bước 4. Đoán nghĩa câu và từ loại cần điền cho chỗ chống đầu tiên bằng cách kiểm tra các từ phía trước và phía sau vị trí từ cần điền.
- Bước 5. Kiểm tra các từ khóa trong đoạn điền và xác định vị trí của chúng trong đoạn văn
- Bước 6. Chọn từ thích hợp và phù hợp về mặt ngữ pháp
- Bước 7. Lặp lại trình tự với các chỗ trống cần điền tiếp theo
- Bước 8. Viết đáp án hoàn chỉnh lên phiếu trả lời
Chúng ta cùng nhau làm thử một ví dụ dưới đây nhé
Ví dụ thực hành.
Questions 29-35
Complete the table below using information from Reading Passage. Write NO MORE THAN THREE WORDS for each answer. Write your answers in boxes 29-35 on your answer sheet.
Complete the table below using information from Reading Passage. Write NO MORE THAN THREE WORDS for each answer. Write your answers in boxes 29-35 on your answer sheet.
PERIOD | STYLE OFPERIOD | BUILDINGMATERIALS | CHARACTERISTICS |
Before 18thcentury | Exampletraditional | … (29) … | |
1920s | introduction of…… (30) …… | steel, glass andconcrete | exploration of latesttechnology |
1930s – 1950s | …… (31) …… | geometric forms | |
1960s | decline of Modernism | pre-fabricated sections | …… (32) …… |
1970s | end of Modernist era | traditional materials | …… (33) ……of historic buildings |
1970s | beginning of …… (34) …… era | metal and glass | sophisticated techniques paraded |
1980s | Post-Modernism | …… (35) …… |
Reading Passage
Instead of using timber, stone and traditional building techniques, architects began to explore ways of creating buildings by using the latest technology and materials such as steel, glass and concrete strengthened steel bars, known as reinforced concrete. Technological advances also helped bring about the decline of rural industries and an increase in urban populations as people moved to the towns to work in the new factories. Such rapid and uncontrolled growth helped to turn parts of cities into slums.
By the 1920s architects throughout Europe were reacting against the conditions created by industrialisation. A new style of architecture emerged to reflect more idealistic notions for the future. It was made possible by new materials and construction techniques and was known as Modernism.
By the 1930s many buildings emerging from this movement were designed in the International Style. This was largely characterised by the bold use of new materials and simple, geometric forms, often with white walls supported by stilt-like pillars.
Influenced by Le Corbusier’s ideas on town planning, every large British city built multi_storey housing estates in the 1960s. Mass_ produced, low_cost high_rises seemed to offer a solution to the problem of housing a growing inner_city population.
By the 1970s, a new respect for the place of buildings within the existing townscape arose. Preserving historic buildings or keeping only their facades (or fronts) grew common. Architects also began to make more use of building styles and materials that were traditional to the area. The architectural style usually referred to as High Tech was also emerging.
By the 1980s the coexistence of different styles of architecture in the same building became known as Post Modern.
Nào ta cùng phân tích bài.
Đầu tiên là câu hỏi số 29.
Answer:
Từ khóa là traditional, before 18th century, sau đó chính là từ 1920s.
Ta thấy đoạn thứ hai có từ 1920s, nên chắc chắn thông tin nằm trong đoạn thứ nhất.
Giờ chúng ta đi tìm thông tin.
ngay trong câu đầu chúng ta đã thấy
Instead of using timber, stone and traditional building techniques, architects began to explore ways of creating buildings by using ….
ở đây ta bắt được từ khóa traditional building, và gắn với nó là cụm instead of using timber, stone.
Vậy đáp án cần điền là timber, stone
Câu hỏi số 30.
Thông tin cần điền liên quan đến phong cách xây dựng, từ khóa là năm 1920s, gắn với các vật liệu steel, glass và concrete. Từ khóa khác là introduction of, sự ra đời của …
Ta cùng soát trong bài thấy cụm từ A new style of architecture emerged tương ứng với cụm introduction of, và ở cuối câu là Modernism.
Vậy đáp án cần điền là Modernism
Vậy đáp án cần điền là Modernism
Câu hỏi số 31.
Tương tự, đối với ô số 31, đáp án cần tìm là một phong cách kiến trúc, gắn với các hình khối hình học, giai đoạn 1930 tới 1950.
Đây sẽ là các từ khóa để ta soát bài.
Mặc dù không tìm thấy key words 1950s, nhưng ở đoạn dưới, ta thấy được thông tin đề cập về khoảng thời gian 1960s, chứng tỏ thông tin về giai đoạn 1930s đến 1950s chỉ nằm trong đoạn này:
By the 1930s many buildings emerging from this movement were designed in the International Style. This was largely characterised by the bold use of new materials and simple, geometric forms, often with white walls supported by stilt-like pillars.
Ta thấy các từ khóa như geometric forms, 1930s, và tên một kiến trúc, phong cách mới đó là International Style. Ta điền cả chữ Style.
Câu hỏi số 32.
Ô số 32 là đặc trưng kiến trúc của giai đoạn 1960s với các từ khóa là sự lụi tàn của chủ nghĩa hiện đại, các hạng mục được đúc sẵn.
Ta soát bài với từ khóa tương ứng
Influenced by Le Corbusier’s ideas on town planning, every large British city built multi_storey housing estates in the 1960s. Mass_ produced, low_cost high_rises seemed to offer a solution to the problem of housing a growing inner_city population.
từ cần điền là Mass_ produced, low_cost high_rises
Với cách gạch chân như này, chúng ta vẫn được xem là điền 3 từ.
Câu hỏi số 33.
Từ khóa là giai đoạn 1970s, kết thúc kỷ nguyên phong cách điện đại, vật liệu truyền thống, cái gì đó của các công trình mang tính lịch sử.
By the 1970s, a new respect for the place of buildings within the existing townscape arose. Preserving historic buildings or keeping only their facades (or fronts) grew common. Architects also began to make more use of building styles and materials that were traditional to the area. The architectural style usually referred to as High Tech was also emerging.
Ta tìm thấy từ khóa preserving, tuy nhiên ở đây trước of phải là một danh từ, từ đó ta cần chuyển sang danh từ của preserve đó là preservation.
Câu hỏi số 34.
Trong giai đoạn 1970, cũng là lúc khởi đầu cho một kỷ nguyên mới.
Ta thấy từ emerging, tức là sự nổi lên, sự xuất hiện ,đồng nghĩa với sự khởi đầu, do đó, đáp án cho câu 34 là High Tech
35.
Đặc tính của kiến trúc hậu hiện đại những năm 1980s, ta có đoạn văn sau
By the 1980s the coexistence of different styles of architecture in the same building became known as Post Modern.
Đáp án cần điền là sự song song tồn tại của nhiều phong cách khác nhau, tuy nhiên cụm này có 4 từ, vì thế cần biến đổi trật từ tự một chút thành “different styles coexistence”. Vậy là thỏa mãn yêu cầu 3 từ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét